9.9.11

Vườn chim Bạc Liêu (sân chim)


ở xứ tui người ta kiu là Sân Chim, cái sân mà chim về đậu

lần này mò về bạc Liêu mới quay lại Sân Chim

thấy dzui lên chút, vì bắt đầu thấy lấp ló mấy con Chim
SỐ LIỆU MỚI 


Vườn chim Bạc Liêu có diện tích 130 ha, quần thể chim, cò hoang dã có 79 loài, với khoảng 60.000 cá thể cư trú thường xuyên.


Theo các chuyên gia cho biết, gần đây số lượng, chủng loại chim, cò quý hiếm về trú ngụ, sinh sản ngày một nhiều là ngoài nhờ hệ sinh thái, môi trường ở đây được cải thiện còn có vai trò hệ thực vật đặc trưng.


Hệ thực vật vườn chim có gần 200 loài, nhiều loài cây như chà là, cóc, tra, giá, mắm… là sinh cảnh rất thích hợp cho các loài chim làm tổ sinh sản.

đây là Trùm Chim, Đại ca Chim
theo nghiên cú của các nhà khoa học thì con này rất hiếm (nhưng không quý)
Cách thị xã Bạc Liêu 6km về hướng Biển, trên con đường nhựa sạch đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác bản Dạ cổ Hoài Lang, về phía phải, sang kênh 30 tháng 4 trên con cầu bê tông vững chắc là đến Vườn Chim Bạc Liêu, thuộc địa phận xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu.


Theo tư liệu của khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Chim Bạc Liêu, địa danh này xuất hiện cách nay khoảng 100 năm, lúc đó là thảm rừng ngập mặn ven biển rất phong phú và đa dạng, với hệ sinh thái ngập mặn tự nhiên. Vườn Chim là một phần thảm rừng còn sót lại ven Biển Đông do sự bồi tụ tự nhiên nên ngày càng xa biển hơn. Vào năm 1962, Vườn Chim được một hộ dân quản lý chăm sóc bảo vệ và khai thác chim non. sau đó, chính quyền địa phương sớm nhận thức Vườn Chim là tài sản thiên nhiên quý hiếm nên đã có sự đầu tư từng bước.


Với hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên trên diện tích khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh. Vườn chim Bạc Liêu là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có một loài chim được ghi vào sách Đỏ như Giang Sen, Cốc Đế nhỏ…, 109 loài thực vật thuộc 90 chi của 46 họ: 150 loài động vật, trong đó có 58 loài cá, 7 loài ếch nhái, 10 loài có vú, 8 loài bò sát và một số động vật khác cùng sống chung trong một quần thể đa dạng, thể hiện cao tính đa dạng sinh học rất cần được bảo tồn và phát triển.


Vườn Chim Bạc Liêu là nơi làm tổ quan trọng của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen và nhiều loài chim khác. Sáng sớm, từng đàn chim đi kiếm mồi ở những nơi xa xôi, tối đến tìm về tổ ấm là Vườn Chim, cũng là lúc những loài chim ăn đêm bắt đầu cuộc hành trình hoạt động của mình làm xao động một góc trời đất Biển.
(http://www.tourdulich.net/webplus/viewer.asp?pgid=5&aid=1424)

ĐI XEM CHIM

có 2 loại chim: chim biết bay & chim không biết bay
(bà Ánh Dương hứa con thứ cho xem loại thứ 2 mà hỗng giữ lời ;-P)

loại không bay thì phải dùng thiết bị trợ giúp

nơi nghỉ ngơi GIANG SEN café - tên loài chim mới

tháp xem chim

đi cầu (xin đừng hiểu lầm)

xuồng 3 lá (tam bản)

chim đi xuồng

đi xuồng xem chim

cò Lạo Ấn Độ hay Giang Sen


con này họ nhà Hạc (Sếu đầu đỏ, Hồng Hạc,...)
con Hạc rất quen thuộc đối với người Lạc Việt (được khắc trên trống Đồng)


Còng Cọc (Cồng cộc)
con này lúc đầu thấy nó ngụp dưới nước, tui nói vịt nước (mấy đứa nhỏ nó cừi)


nhưng mà thực chất nó cũng thuộc loại vịt-nước (chân có màng)


mấy mẹ này rãnh thấy ớn
xuống nước ngâm cho đã rồi rủ nhau lên dang cánh ra phơi
(y như mấy mẹ không biết bay banh càng ra phơi ngoài bờ biển ;-)


CÁC KIỂU CHIM LÀM DÁNG

đứng thẳng


dang tay (kiểu này giống thế võ của Thành Long)


chống nạnh
(nhìn mẹ này đứng im re, làm cả bầy chim không bay cười bể bụng)


Diệc xám (đứng trong rặng Chà Là)



chim ngoài chuồng & chim trong chuồng

chim không biết bay đang tập bay


đầm không lầy, với rặng Chà Là mọc kín bờ
cái cây Chà Là này cho ta một món ăn số dzách
mà con Đuông Dừa phải gọi bằng sư phụ đó là Đuông Chà Là


món này cũng thuộc loại món ngon của xứ Bạc


còn nhiều con như: cá sấu, trăn, heo rừng,... gà tam hoàng,...


GIỚI THIỆU THÊM VÀI LOÀI CÂY

bông này miền tây gọi là bông Lồng Đèn (khác bông bụp 1 chút)


cặp Lồng Đèn


dzô đây nhiều kinh (nước), chim nào thích thì xuống tắm vô tư luôn


XEM THÊM CHI TIẾT:
Theo sách "Bạc Liêu xưa và nay" của Huỳnh Minh, xuất bản vào thập niên 60 thì vườn chim Bạc Liêu có từ hồi nảo hồi nào không làm sao biết được. Nghĩa là con người phát hiện ra nó khi đặt bàn chân sơ khai lên mãnh đất này. Vườn chim Bạc Liêu ngày xưa to lắm, chúng nằm trong hàng ngàn hécta như bây giờ. Vào thế kỷ thứ 19 người Hoa Kiều theo thương thuyền Hải Nam vào khai phá đất Bạc Liêu đã năng động nhảy vào khai phá vườn chim này. Thời ấy không phải khai thác thịt chim như bây giờ mà sản phẩm như bây giờ mà chủ yếu là lông vũ. Mỗi năm hai lần, vào mùa mưa, người ta huy động hàng trăm dân đinh vào vườn chim rồi dùng đăng tre bao ví xung quanh. Sau đó mỗi một trai đinh cầm một cây xào xông vào đập cho chim rớt xuống chết và nhổ lông chim. Lông thì lấy còn xác chim thì bỏ lại, sau một lần thu hoạch rừng tanh hôi mấy tháng trời. Lông chim được bán cho thương thuyền Hải Nam xuất qua Tân- Gia- Ba hoặc Hồng Kông...nghe nói để làm chăn và áo lạnh.
Thời chiến tranh, chim đã từng làm khốn đốn du kích . Quân đội Sài Gòn cứ nhìn cụm rừng nào mà chim cò bay táo tác là cho nã pháo vào. Chim giống như một thứ chỉ điểm, du kích phải tốn rất nhiều công sức xua chim đi, thế nhưng chim vẫn về rừng. Mãi đến năm 1977 - 1979 vườn chim Bạc Liêu thực sự lâm vào đại nạn. Đó là cái thuở đất nước gieo neo, nhân dân đói rách. Những bửa cơm độn khoai sắn và bột mì đã làm cho con người mê muội hạt gạo đến ám ảnh. Có một chủ trương từ Trung ương xuống tận ấp là: Tất cả cho cây lúa. Nghĩa là khai hoang, nghĩa là chặt phá hết các loại rừng rậm để trồng lúa. Theo đó những mãng thực vật nguyên sinh của vườn chim bị tàn phá. Đất mặn là thế nhưng sự ám ảnh của hạt lúa đã khiến người ta thành lập một nông trường trồng lúa có quy mô hàng ngàn dân. Để rồi bây giờ chúng ta mới cay đắng nhận ra rằng trồng lúa không có hiệu quả mà một phần lớn diện tích rừng nguyên sinh của vùng ven biển Bạc Liêu đã mất đi. Đến năm 1990 vườn chim chỉ còn lại chưa đầy 30 hécta. Chim cò bay tán loạn. Cũng may, ông Tư Liêm lúc đó là Giám đốc Sở Lâm Nghiệp đệ trình với lãnh đạo tỉnh xin giữ lại một vạt rừng cuối cùng. Hú hồn, suýt chút nữa người Bạc Liêu đã vuột khỏi tay cái vốn quý của mình. Tôi nói vui với mấy anh quản lý vườn chim: "Mai mốt ông Tư Liêm có qua đời, vườn chim phải cất cái miếu thờ Ông như thờ ông thần đã khai sinh ra vườn chim lần thứ hai". Trong lúc ngà ngà say, ai cũng tán đồng ý ấy.
Những năm càng gần đây thì vườn chim càng gặp "Thiên thời địa lợi" nghĩa là chính quyền ngày nay nhận thức sâu sắc hơn vấn đề môi trường sinh thái. Đó là vấn đề bức xúc và mang tính thời đại. Dân trong vùng đã bắt đầu nhìn nhận vườn chim như là một khu bảo tồn cần bảo vệ vì lợi ích của mọi người. Năm 1986, sân chim Bạc Liêu được nhà nước thống kê đưa vào danh sách các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Từ đó nhằm thực hiện chương trình hành động quốc gia đề đa dạng sinh học, tập chung bảo vệ các loài và nơi cư trú của loài chim nước...nên vườn chim Bạc Liêu trở thành vùng bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn và phát triển hệ chim nước tự nhiên và đảm bảo tính đa dạng sinh học. Từ đó các cơ quan khoa học của Trung ương và tỉnh đã nhảy vào nghiên cứu để bảo vệ vườn chim Bạc Liêu trên cơ sở khoa học. Qua đợt khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường và tính đa dạng sinh học đất ngặp nước ở sân chim Bạc Liêu, Viện sinh học nhiệt đới đã kết luận: Sân chim Bạc Liêu có mức đa dạng sinh học rất cao, có điều kiện thuận lợi để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học đất ngặp nước ở bán đảo Cà Mau, trở thành một cơ sở để tham quan du lịch sinh thái rất tốt, giáo dục bảo vệ tài nguyện không chỉ cho địa phương mà cho cả nước và khách quốc tế.
Từ đó vườn chim Bạc Liêu được đầu tư thích đáng hơn cho việc cải tạo và bảo vệ, như đào mới và khai thông kênh mương, xây dựng khu nhà làm việc của ban quản lý, trồng cây gây rừng , đào kênh bảo vệ, tăng cường kiểm tra canh gác ngày đêm. Đặc biệt là từ khi tỉnh Bạc Liêu tái lập, khu bảo tồn thiên nhiên này càng được quan tâm đúng mức. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường đã kết hợp với các tổ chức, các ngành gấp rút thực hiện các dự án về quy hoạch bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học ở sân chim Bạc Liêu.
Các hoạt động nêu trên đã thực sự tác động tốt đến sân chim. Kết quả nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu do giáo sư Hàng Đức Đạt dẫn đầu đã ước lượng vườn chim hiện nay có khoảng 40.000 con chim có 18 loài chim. So với năm 1992 số lượng đã tăng gấp 4 lần. Hiện vườn chim có 18 loài chim lớn, tính từ 300 gram trở lên và 19 loài chim nhỏ, có những loài chim quý hiếm như " Điên điển, Cò ruồi, Giang sen, Diệc Sunatra (đây là loài chim di trú từ INDONESIA sang).
Hiện nay vườn chim Bạc Liêu là một trong những khu vực đươc nghi vào danh mục các vùng đất ngặp nước Châu Á , có tầm ý nghĩa quốc gia cũng như quốc tế. Đồng thời đã được đưa vào hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia.
(http://namkyluctinh.org/a-dialy/phantrungnghia-chimbaclieu.htm)


cuối cùng nhìn lại chân dung của Trùm Chim lần nữa
hy vọng con Chim này không làm mấy con chim tự nhiên bỏ xứ đi mất

__________________
sát hại Chim:

3 nhận xét:

  1. bữa hổm, cái mẹ đeo kiếng nhắn tui là sao không thấy con Cu nào hết...!

    Trả lờiXóa
  2. Uh, có chim phải có Cu mới được chứ... có con Cu nào xung phong vô vườn Chim không????

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh19.11.11

    hom nay vo tinh vao trang nay.minh cung o bl nhu tot nghiep 94.hien tai cung cong tac o sg.may anh may chi co hop hoi dong huong thi cho chung voi.lien he vanhung_ford@yahoo.com
    090819011

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét phía ô trên, NÊN đăng nhập tên nhé! nếu không bạn chọn "ẩn danh" nhưng lưu ý NÊN gõ tên người nhận xét để người khác tiện theo dõi, người nhận xét tự chịu trách nhiệm với nội dung của mình, nhận xét có thể bị xoá nếu không phù hợp./.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...