8.9.12

Nguyệt Khùng

"tình cờ sao lại tình cờ đến vậy?!? mấy hôm rày xuất hiện người đẹp tên Nguyệt trên blog, tui đây lại tìm đọc được bài hay như thế, bài này cám ơn bé Nguyệt (đừng hiểu lầm nhé, không phải chơi xấu hay có ý gì đâu nhé...!!!) và gởi tới toàn bộ các bạn, một bài đáng để đọc và chỉ có người rất-là-Bạc-Liêu mới có thể viết được như vậy, cũng gởi lời cám ơn tác giả, anh Phan Trung Nghĩa

Rằm tháng giêng vừa rồi, anh Trần Phước Thuận, một người nghiên cứu lịch sử rủ tôi đi chùa Vĩnh Hoà. Đó là ngôi chùa khá lớn ở thị xã Bạc Liêu. Sư trụ trì vốn bạn cũ của anh Thuận. Ông mời chúng tôi vào hậu viên để uống trà đàm đạo. Khi đi ngang qua khoảng sân sau chính điện, tôi chợt trông thấy chị Nguyệt

Tôi là cư dân vùng ven thị xã Bạc Liêu, cách nay 30 – 40 năm tôi chèo xuồng chở má tôi ra chợ Bạc Liêu bán rau cải là tôi đã biết chị rồi. Và tất cả những cư dân của thị xã nhỏ bé này không ai không biết đến chị. Đó là một thành viên trong gia đình ăn xin ba thế hệ: mẹ, con gái, cháu ngoại. Họ không có nhà cửa, không có tuổi, không có chồng, mà… có con. Người ta chỉ gọi họ bằng một cái tên chung là “mẹ con Nguyệt khùng”.

Người khùng nổi giận

Những người già nhớ lại, vào 60 năm trước đột nhiên thị xã Bạc Liêu xuất hiện một cư dân lạ, đó là một cô gái bị bệnh tâm thần, ca hát nghêu ngao ngoài đường phố, sống bằng cơm thừa cá cặn của thiên hạ. Vậy đó mà đời cũng chẳng buông tha, vào một đêm, trên hè phố Bạc Liêu cô gái điên bị một gã say rượu cưỡng bức. Thế là sản phẩm của niềm đau, nỗi xấu xa tột cùng của nhân thế ra đời. Đó là chị Nguyệt ngày nay. Chị Nguyệt lớn lên trong môi trường đó nên cũng khùng khịu, cũng nghêu ngao ca hát. Và, giống như một lời nguyền truyền kiếp, chị lại bị một gã say rượu cưỡng hiếp trong đêm vắng, trên hè phố và sau đó con chị ra đời. Đứa bé ấy bây giờ là một thanh niên tráng kiện.
Đời có lắm kẻ xấu xa mà cũng nhiều người tốt. Hồi đó bác sĩ Nguyễn Tú Vin

h là giám đốc bệnh viện Bạc Liêu (thời chế độ cũ) cám cảnh hai mẹ con người đàn bà điên bị đời giày xéo nên đã gọi họ vào bệnh viện cho ngủ, đói thì cho ăn. Ông bác sĩ này có tiếng khắt khe với người không có trách nhiệm vào bệnh viện, vậy mà mẹ con chị Nguyệt là ngoại lệ. Một đồng nghiệp của bác sĩ Vinh là bác sĩ Hưởng trong những năm cuối đời bên Pháp cũng thường gởi tiền về cho mẹ con chị Nguyệt.
Nói cho đúng, mẹ con chị Nguyệt chỉ “cà tửng” thôi chứ không đến nỗi lú lẫn. Họ vẫn biết dùng lời lẽ ngọt ngào để ăn xin, và biết phản ứng khi có kẻ chọc phá. Đó là những lúc thật đáng sợ, bao nhiêu đất, đá có được mẹ con chị đều ném vào kẻ chọc phá và họ sẵn sàng cởi quần áo đứng giữa quán để trừng phạt chủ quán đã không cho họ thức ăn mà còn nói lời hỗn xược.
Họ dữ dằn là thế nhưng cư xử với nhau rất phải đạo làm người. Mỗi lần mẹ hoặc con bệnh thì chị Nguyệt bỗng biến thành một người khác. Chị chạy xin đầu này một bát cháo, đầu kia mấy viên thuốc, đem về trị bệnh cho con, cho mẹ. Nhiều người Bạc Liêu nói với tôi rằng đó là những khoảnh khắc duy nhất chị Nguyệt khùng không khùng. Tôi tự hỏi rằng tình thương có sức mạnh đến ghê gớm thế ư?

Người điên xin hòm cho mẹ

Chị Nguyệt điên, nhưng đến lúc mẹ chị sắp qua đời, chị linh tính được điều đó. Một hôm chị đến gặp chủ trại hòm là ông Hồng, chị bảo: “Tôi đến không xin tiền mà xin một cái hòm”. Ông Hồng trố mắt nhìn chị Nguyệt như một giống lạ từ trên trời rơi xuống. Cả một đời bán quan tài của ông chưa thấy ai đến xin hòm lần nào. Ông bảo: “Bà dám xin thì tôi dám cho!”. Tưởng nói chơi vậy rồi thôi, bẵng đi mấy tháng sau người đàn bà điên trở lại trại hòm nhắc lời hứa cũ. Chị bảo: “Má tôi đã chết đêm hôm…”. Ông Hồng suy nghĩ thật lâu rồi chở chiếc hòm đến tận nơi cho chị Nguyệt.

Chị Nguyệt điên, nhưng đến lúc mẹ chị sắp qua đời ,chị linh tính được điều đó. Một hôm chị đến gặp chủ trại hòm là ông Hồng, chị bảo: “Tôi đến không xin tiền mà xin một cái hòm”
Không nhà không cửa nhưng vào thời khắc tang thương ấy, chị Nguyệt đã đến gõ cửa chùa Vĩnh Hoà. Nhà chùa đã tổ chức hoả táng, lại cho phép làm trai đàn cầu siêu. Hôm đám tang, người ta cảm thấy đâu mất rồi một Nguyệt khùng chửi bới thiên hạ, cởi quần cởi áo trước mũi thiên hạ, chỉ còn lại một phụ nữ ôm con, trong bộ đồ tang trắng toát, khóc mẹ. Chị không kể lể như những người tỉnh táo, chị chỉ khóc. Tiếng khóc nghẹn khiến không ai có thể cầm lòng.
Sau khi hoả táng thi hài mẹ, chị Nguyệt xin phép nhà chùa rồi hốt cốt vào đặt tại chùa Vĩnh Hoà để thờ phượng. Kể từ đó cái gia đình ăn xin nửa thế kỷ chấm dứt đời ăn xin. Thằng con thì đi Cà Mau làm thuê. Nó đi bởi nó có hoàn cảnh riêng, ai hỏi thì nó kể: “Ai cũng bảo con là con bà Nguyệt khùng. Có một người con gái thương con, nhưng khi biết gia thế của con thì cô ta quáng quàng bỏ chạy!” Nó đi nhưng đến khi cúng cơm bà nó thì nó mang tiền về để giỗ kỵ, và tết nó mang tiền về để mua cho mẹ nó chiếc áo lạnh khi mùa đông kéo về.
Còn chị Nguyệt thì ở hẳn trong chùa Vĩnh Hoà để ngày đêm hương khói cho mẹ. Sáng chị lội xuống ao nhà chùa để cắt rau ngổ, rau muống… đem đi bán. Ai hỏi thì chị bảo: “Bán cho chùa”. Sư trụ trì bảo: “Thí chủ này rất thật thà, bán bao nhiêu thì đem về nộp vào thùng công đức bấy nhiêu”. Lúc rảnh thì chị làm công quả bằng cách chặt, phơi thuốc nam cho nhà chùa. Người của chùa nói rằng nhờ ăn chay niệm Phật mà tâm chị tịnh đi, tánh khùng khịu lạt phai dần dần. Tiệc trà hôm đó tan, tôi và anh Thuận từ giã sư trụ trì ra về thì thấy nơi thờ tự dành cho các oan hồn uẩn tử có chị Nguyệt đang chắp tay ngồi thiền, thần trí mơ màng như phiêu diêu miền cực lạc, miệng lâm râm đọc câu kinh A di đà rồi kinh Vu lan. Tôi nhìn lên thấy di ảnh của mẹ chị thoáng ẩn sau khói hương, thì ra chị đang đọc kinh cầu siêu và kinh báo hiếu để hồn mẹ chị được mát mẻ nơi chín suối. Nhìn chị, tôi xúc động thật sự và nhủ thầm: Chị Nguyệt ơi! Tôi chắp tay tôi lạy chị, chị quả là Mục Liên tái thế, chị khùng mà hơn vạn lần số kẻ mang danh khôn ngoan, chuyên nói lời hoa mỹ.
Tôi ra đường, Thị xã Bạc Liêu bỗng đẹp tuyệt vời lên trong mắt tôi. Xin cảm ơn phố phường Bạc Liêu đã từng dung dưỡng cưu mang đời mẹ con chị Nguyệt, để hồn phố phường của chúng ta thẳm sâu muôn thuở.
Phan Trung Nghĩa

(sư tầm)...
==========================
đăng bởi: hohyhung
==========================




3 nhận xét:

  1. kimanh9.9.12

    Bai viet that cam dong phai khong cac ban...Troi dat, vay ma tham thoat da hon 22 nam KA moi nghe lai 2 tieng "Nguyet Khung"; 1 nhan vat ma "biet danh" co the noi tieng hon ca nhung "danh nhan" that su cua xu Bac Lieu. Luc xua, hon 6 nam troi, ka song o ven song Phuong 2-duong Dong Da, cu vai ba hom, lai nghe ba con loi xom ke chuyen "Nguyet Khung" .."quay"... That toi nghiep cho so phan cua nhung nguoi phu nu bac so...Cung may, gio day chi da nghe duoc loi khinh tieng ke de phan nao quen di qua khu dau kho cua minh...Cau mong chi tham tam duoc binh an...

    Trả lờiXóa
  2. cũng như "mút chỉ Trà Kha"
    thì "Nguyệt Khùng" đã thành danh trên mọi miền đất nước, nhưng những người khác những người hay nói cửa miệng những câu đó đâu có biết Bạc Liêu lại như dzậy.!

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh16.9.12

    hahaha.chua chay nha dau ma em lo cho anh wa vzay!(nghe co nguoi muon"hoi cua"thi ngu gi de chay em oi!!)

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét phía ô trên, NÊN đăng nhập tên nhé! nếu không bạn chọn "ẩn danh" nhưng lưu ý NÊN gõ tên người nhận xét để người khác tiện theo dõi, người nhận xét tự chịu trách nhiệm với nội dung của mình, nhận xét có thể bị xoá nếu không phù hợp./.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...