Vũ Đức Sao Biển
09/10/2011 22:38
09/10/2011 22:38
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - Ảnh: Huy Thái |
(TNOL) Tôi sinh ra tại Quảng Nam. Thời thơ ấu, tôi có nghe cha nói về đất Bạc Liêu - một vùng đất trù phú, ruộng đồng phì nhiêu của Nam Bộ. Tôi không nghĩ cuộc đời của mình mươi năm sau đó lại có duyên gắn liền với vùng đất này.Tháng 10.1970, tôi đến Bạc Liêu, dạy môn triết học cho học sinh các lớp đệ nhất (lớp 12) tại tỉnh này. Thuở ấy, mỗi tỉnh chỉ có một người dạy môn triết cho lớp đệ nhất đi thi tú tài.
Làm quen với âm nhạc tài tử
Đất Bạc Liêu là nơi hội tụ của ba nguồn văn hóa Việt, Hoa và Khmer. Tự căn cơ, Bạc Liêu có một nền văn hóa thâm hậu. Tính tôi lại ham chơi, thích tìm hiểu nên lúc nào rảnh việc lại đi xem những ngôi nhà cổ do Pháp để lại, những đền chùa và những đêm biểu diễn nghệ thuật của người Hoa và Khmer.
Thuở ấy, người ta chỉ có thể nghe nhạc qua radio. Tối thứ sáu và tối chủ nhật hằng tuần, học trò của tôi cũng nghe nhạc của hai ban Tiếng nhạc tâm tình và Tiếng tơ đồng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Nghe nhiều, các em hiểu ra Thu, hát cho người và Chiều mơ do Anh Ngọc, Hà Thanh, Ngọc Long, Mai Hương, Quỳnh Dao, Vân Quỳnh, Vân Hà, Lệ Thu... hát chính là sáng tác của thầy mình.
Các em có ý định rủ tôi cùng đi nghe và xem những ban đàn ca tài tử địa phương biểu diễn. Tôi đã được học một chút âm nhạc Tây phương để sáng tác ca khúc, vốn chỉ quen với thanh nhạc qua những nhạc cụ định âm, nốt nào ra nốt đó như guitar, piano, mandoline, kèn saxo... Bấy giờ, được làm quen với đàn ca tài tử, tôi cảm thấy thú vị với những âm thanh chơi vơi, lơ lửng 1/4, 1/8, thậm chí 1/16 ton từ các nhạc cụ guitar phím lõm, đàn kìm, đàn cò, đàn tranh... phát ra.
Tôi hiểu một tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ thuật tiêu biểu cho dòng nhạc phương Nam, thể hiện sâu sắc tính nhân văn thì mới được người đi sau phát triển thành bài ca vọng cổ “phủ sóng” khắp cả nước | ||
Một hôm, các em rủ tôi đi thăm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Sáu Lầu). Các em giới thiệu: Bác Sáu Lầu là tác giả của bài hát Dạ cổ hoài lang - bài hát danh tiếng của đất Bạc Liêu, được phát triển thành bài ca vọng cổ ngày nay. Chúng tôi đến thăm ông trong một đêm trăng tháng 12.1970. Nhà ông nằm trong một hẻm nhỏ trên đường ra Giồng Biển, cũng không xa nhà tôi ở trọ trên đường Đống Đa là mấy.
Và nghe Dạ cổ hoài lang
Buổi gặp gỡ thật cảm động. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đeo kiếng trắng, bận một bộ bà ba trắng, phong cách rất ung dung, điềm đạm. Ông bắt tay tôi, gọi tôi là “cháu”. Ông nói: “Bác chỉ quen sáng tác và sinh hoạt đờn ca bên cổ nhạc. Bây giờ, bác lớn tuổi quá rồi, hơi hám chẳng còn bao nhiêu, chỉ dám nghe đờn ca chớ ít khi dám ca. Các cháu đến thăm chơi muốn nghe bài Dạ cổ hoài lang, bác cũng ca cho các cháu nghe vậy”.
Cây đàn kìm của bác thật cũ kỹ, mặt đàn đã tróc hết sơn, căng hai sợi dây cước. Có lẽ cây đàn đó đã gắn bó máu thịt với cuộc đời nghệ sĩ của bác từ rất lâu. Bác vặn khóa, so dây; ngồi theo tư thế chân trái co lại hình chữ V sát mặt ván, chân phải cũng co lên hình chữ V tỳ gối vào nâng thùng đàn. Và ông ca bài Dạ cổ hoài lang:
Buổi gặp gỡ thật cảm động. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu đeo kiếng trắng, bận một bộ bà ba trắng, phong cách rất ung dung, điềm đạm. Ông bắt tay tôi, gọi tôi là “cháu”. Ông nói: “Bác chỉ quen sáng tác và sinh hoạt đờn ca bên cổ nhạc. Bây giờ, bác lớn tuổi quá rồi, hơi hám chẳng còn bao nhiêu, chỉ dám nghe đờn ca chớ ít khi dám ca. Các cháu đến thăm chơi muốn nghe bài Dạ cổ hoài lang, bác cũng ca cho các cháu nghe vậy”.
Cây đàn kìm của bác thật cũ kỹ, mặt đàn đã tróc hết sơn, căng hai sợi dây cước. Có lẽ cây đàn đó đã gắn bó máu thịt với cuộc đời nghệ sĩ của bác từ rất lâu. Bác vặn khóa, so dây; ngồi theo tư thế chân trái co lại hình chữ V sát mặt ván, chân phải cũng co lên hình chữ V tỳ gối vào nâng thùng đàn. Và ông ca bài Dạ cổ hoài lang:
Từ, (là) từ phu tướng.
Báu kiếm sắc phán lên đàng.
Vào ra luống trông thơ nhạn.
Năm canh mơ màng.
(Trông ngóng) trông tin chàng.
Gan vàng càng lại thêm đau.
Lòng dầu say ong bướm.
Xin cũng đừng phụ nghĩa
tào khang.
Đêm luống trông tin bạn.
Ngày mỏi mòn như đá
vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông
tin chàng.
Xin đó chớ phụ phàng.
Chàng (là) chàng có hay.
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy.
Duyên sắc cầm tình thương
với nhau.
Nguyện cho chàng.
Đặng chữ bình an.
Trở lại gia đàng.
Cho én nhạn hiệp đôi với
đó đây.
Tôi ngồi nghe người nhạc sĩ lão thành ca sáng tác đầu đời thành công nhất của ông mà lòng xúc động. Tiếng ca của bác như từ trái tim vọng ra, hồn tính lãng mạn của âm nhạc phương Nam bay bổng tuyệt vời, ca từ trang nhã, giai điệu tươi đẹp. Trong cảm nhận chuyên môn, tôi thấy bài ca chuyển từ chủ âm qua tam trình, tứ trình, ngũ trình át âm (quãng 3, quãng 4 và quãng 5) của giai điệu rất phóng khoáng và tài hoa. Một bản nhạc cổ xây dựng trên nền tảng dân ca Nam Bộ mà cách chuyển âm giai rất phong phú, hoàn toàn không mang tính đơn điệu (vốn thường gặp) của dân ca chút nào.
Năm 1975, tôi xa xứ Bạc Liêu. Năm 1999, tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung được mời về Bạc Liêu biểu diễn. Trước khi đêm nhạc chủ đề của tôi và nhạc sĩ Nguyễn Đức Trung diễn ra tại rạp Cao Văn Lầu, Tỉnh ủy và UBND tỉnh có một buổi gặp mặt với các nhạc sĩ, ca sĩ. Trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Văn Út - Bí thư Tỉnh ủy, nói với tôi: “Tỉnh mình có Dạ cổ hoài lang là cái vốn quý của âm nhạc dân tộc. Ông nghiên cứu giúp làm sao phục dựng và phát triển giá trị của Dạ cổ hoài lang”. Tôi đồng ý với ông bí thư tỉnh ủy. |
xem thêm bài viết đầy đủ:
________________________________________
bài được đăng bởi: e.whoiswho________________________________________
cóc chết mày rảnh quá
Trả lờiXóaHai lúa là bạn nào zậy? Hohyhung có những chủ đề đưa lên blog để các bạn tham khảo, có những kiến thức có thể có những bạn chưa biết cần phải tra cứu, bạn ấy tốn nhiều công sức vì tập thể tại sao bạn lại nói vậy?
Trả lờiXóaTao nghe nói tụi mày sỉ vả nhau ghê lắm mà. Vậy hóa ra mày không phải dân Bạc Liêu chánh hiệu rồi Ánh Dương. Thằng Hùng nó đâu có lên tiếng. Nó hiểu mà! Nó mới là dân Bạc Liêu - quê Bắc Kỳ. Mày nín đi và lo chát với thằng bạn Việt Kiều của mày đi. Coi chừng vợ nó đòi cọng dây cổ mày trấn lột của nó.
Trả lờiXóaÊ hai lúa, nói chuyện đàng hoàng nha!!!
Trả lờiXóaMày có bản lĩnh thì nói mày là thằng nào đi!!!dám nói mà k dám ra mặt là hèn đó bạn!
Trả lờiXóaMày quạu thì thôi vậy. Dù sao mày cũng không phải dân Bạc Liêu.
Trả lờiXóaTHÔNG BÁO:
Trả lờiXóahe.he.he có gì mà phải gay gắt dzậy AD? đóng góp cho diễn đàn và chia sẻ thông tin với người này là niềm vui, nhưng với người khác thì không. nhưng mà chú ý dùm cái, mai mốt BạcLiêuGroup'90 sẽ mời tất cả các thành viên, chính thức và không chính thức tham gia vào diễn đàn nhằm CHIA SẺ THÔNG TIN được phong phú hơn, VÀ ĐỂ MANG TÍNH KHÁCH QUAN HƠN (cái này mới mò ra được chức năng cộng tác viên), điều này là rất Ý NGHĨA để mỗi người có TRÁCH NHIỆM và QUYỀN ĐÓNG GÓP CHO DIỄN ĐÀN (với lại điều quan trọng là cùng được học hỏi, nói nhỏ nha: dân BòLéo dốt vi tính lắm, lại làm biếng nữa, nói bên ngoài thì hay nhưng lên mạng là im re, mấy đứa biết xài máy tình thì lại là chúa làm biếng, đúng cái danh: "quần xà lỏn, dây thun giãn")
-------------------------------
GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG MỚI NÈ:
bài này do cộng tác viên đăng, xem thêm cuối bài nhé, đâu phải hohyhung đâu, nếu hay thì bấm +1 cho người đăng 1 cái nhé! sau này các bài đăng do cộng tác viên gởi thì sẽ có phần người đăng cuối bài.
ví dụ: mai mốt AD phụ trách thông tin nóng dưới BL ngheng, tình hình Chim thế nào? mập-ốm làm sao? khi nào Chim rụng lông? trứng chim to hay nhỏ? con Trăn chết ra làm sao? đứa nào cưỡng bức nó chết?,...
mỗi người góp một tay thì sẽ có ý nghĩa hơn!!!
xem thêm chức năng "cộng tác viên": http://baclieugroup.blogspot.com/p/huong-dan-blog.html
Tui bức xúc cái tên nặc danh kia thôi, như đã nói trên kia rùi mà, tui sũng đề nghị ông Hùng phụ trách trang blog này phải có phương pháp tối ưu để mấy thằng nặc danh bắt buộc phải xưng danh, toàn nói chuyện làm người khác bực mình, không tin ông hỏi hết thử coi đúng không???
Trả lờiXóa