9.9.00

Từ Điển Miền Tây

Sự khác nhau giữa con LỢN và con HEO:
Con Lợn sinh ở ngoài Bắc - Con Heo đẻ ở trong Nam. bởi vì: Con Lợn ăn Ngô - Con Heo ăn Bắp.
Da con Lợn làm bánh da Lợn - Da con Heo không làm bánh được. Con Lợn đóng phim thiếu nhi " Hiệp sĩ lợn" - Con Heo đóng phim người lớn " Phim con Heo"
Da con Heo không làm bánh được, nhưng BÁNH Lỗ TAI HEO thì ngon ơi là ngon
cháo nấu thịt vịt thì gọi là cháo vịt; nấu với Gà thì gọi cháo Gà, người ta khóai ăn nhưng cháo nấu thịt heo thì sao? <smiley>
+++++++++++++++++++++++++++

ghi chú:
. Dzui là Chính (đùa chút chơi)
. ở đây phân biệt cách phát âm và chữ chỉ mang tính tương đối, có thể mình nói tiếng Miền Tây (Miền Nam) & nhiều tiếng Triều Châu (tiếng Tiều), Quảng,... (vì có ảnh hưởng nhiều tới tiềng Miền Tây)
. các cao nhơn góp ý thêm nhé
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM CHI TIẾT:
Từ điển miền Tây.htm

====================================
GHI CHÚ:
* [B'], [N] : Bắc, Nam
* [H], [V] : Hoa (Tiều, Quảng,...), Việt
* [Ngọng] : nói ngọng, nói nhịu/ngịu
* đôi khi người miền Tây lười phát âm, giống như chữ letter, centre/center phát theo kiểu Anh - Mỹ
* nhiều từ xuất phát từ cách phát âm của Triều Châu, Quảng Đông, …
* nhiều từ có lẽ là dùng tiếng Nôm (cái này đang tìm hiểu thêm, nếu đúng vậy thì ý thức của người miền Nam về xài chữ Nôm cao hơn người miền Bắc ???)
* có bạn nào gành tiếng Tiều, Quảng,... thì giúp giùm nha
* bà con tui hay lộn dấu hõi và dấu ngả, chữ D(dê) & Gi, chữ S(Xờ nặng) & X(Sờ nhẹ) ;-))
* tụi tui còn hay bị lộn cái đuôi T & C (ví như: gạo lức (lứt), cỏ lức, rạch chiếc (chiết),...)
* có một điều rất hay là những từ kép tiếng Việt được chia ra mỗi miền một nửa, ở đây nói lên dân tộc ta là một
* ... miền lục tỉnh, nước phèn cứng lưỡi, quen nói trại bẹ, thuở nay



.: chuyện dzui 3 miền :.

có một Bác Cả Hoa ghé quán rượu của Chị Hai Bông, ông ấy chỉ tay vào bình rượu rồi nói "bán cho tôi cút diệu" bà Hai trợn tròn mắt bả lắp bắp chỉ dzô bình rượu rồi nói "xị gượu hả", bác Cả vênh mặt lên gật gù "đúng dồi..." bà Hai đế thêm "phải gồi...". (...) Bác Cả Hoa đút dziệu vào túi, bà Hai Bông nhét tiền dzô bịch rồi lẫm bẩm: "đéo má nó, lớn gồi mà nói tiếng Dziệc hông gành"

Thằng Tém và thằng Be đứng kế bên đéc chí nói: phỡ, phỡ đó, ổng nói neng leng nheng. không bèng bà Hưa chút mô.
??? ... !!!
<hohyhung: chuyện biên tập lại>

++++++++++++++++++++++++++++++++
@ có 1 Bác Cả Hà Thành lơ ngơ ngoài Dinh Thống Nhất ngoắc anh Hai xe ôm Sài Thành đang đậu xe cạnh Dinh Thống Nhứt(Dinh Độc Lập) lại bảo: đèo tôi đến phố Lê Văn Hiu, anh Hai Sài Thành trố mắt lắc đầu... Bác Cả bực tức mắng sao Bác dốt thế?: là nó ở gần Sứ Quán Mỹ & Bệnh Viện Nhi Đồng. Đến lúc đó Anh Hai mới bực bội quát lại sao ông ngu dzậy? ở đây chỉ có đường Lê Dzăn Hưu thôi, có đi thì đi, tui đéo có đèo, Bác cả cũng không vừa: thế thì ông cũng đếch cần đèo.
??!!
<hohyhung>

+++
Trái đậu bắp # Quả đỗ ngô
Trái đậu rồng # Quã đỗ long

+++++++++++++++++++++++++++++++++++
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CON LỢN & CON HEO

Con Lợn sinh ở ngoài Bắc - Con Heo đẻ ở trong Nam.
Con Lợn ăn Ngô - Con Heo ăn Bắp.


Da con Lợn làm bánh da Lợn - Da con Heo không làm bánh được. Con Lợn đóng phim thiếu nhi " Hiệp sĩ lợn" - Con Heo đóng phim người lớn " Phim con Heo"

Da con Heo không làm bánh được, nhưng BÁNH Lỗ TAI HEO thì ngon ơi là ngon

cháo nấu thịt vịt thì gọi là cháo vịt; nấu với Gà thì gọi cháo Gà, người ta khóai ăn nhưng cháo nấu thịt heo thì sao?
<st>

+++++++++++++++++++++++++++
hôm nay mình muốn chia sẻ với Xóm ta 1 kinh nghiệm
về con chữ: XƠI,
miền Bắc họ thường dùng:
1. XƠI = ĂN (Xơi Cơm = Ăn Cơm)
2. XƠI XƠI = XA XẢ (mắng xơi xơi = mắng xa xả)

***
có một kỳ thằng e.who về thăm lại "nơi chôn Nhau cắt Rốn" ngoài Nam Hà
khi đó khu tập thể của trường (nơi mẹ e.who dạy khi đi sơ tán) ở vùng này chỉ có 1 wc
sáng sớm bị chột giạ (bụng) e.who dzọt ra wc thì đã có người đặt gạch trước rồi,
thế là đành bồn chồn ngồi đợi, mà đợi mãi không thấy người ngồi trong đó ra
tức qua e.who quát, nhanh nhanh đi đến lượt tui nữa bác nào ơi!
...ở trong wc phát ra một tiếng lạnh lùng: "CÒN XƠI"
***
nghe dzậy thằng e.who tắt đài luôn,

hồi nhỏ đến lớn mẹ dạy rằng: ngoài Bắc nói XƠI = ĂN

mấy chục năm sau e.who mới biết cũng có vùng người ta nói Còn Xơi = Còn Lâu
đúng là các cụ bảo "biết 1 mà hổng biết 2"
<hohyhung: chuyện biên tập lại>

+++++
GIẶT LÀ TẨY

có anh Hai trong Nam ra Bắc tìm tiệm giặt
anh ta lơ ngơ 1 lúc thì thấy có 1 cái bảng đề như sau: GIẶT LÀ TẨY
anh Hai bước vô tiệm thấy bà chị Cả thì hỏi liền:
"ủa chị Hai! sao kỳ dzậy? GIẶTGIẶTTẨYTẨY, chứ GIẶT sao là TẨY được"
chị Cả nhanh nhảu đáp:
"cái chú này cóc biết zì hết, "LÀ" chứ không phải "là"
ặck, anh Hai ngọng như con nhộng lun...!!!???

(đến khi lấy vợ bắc thì ảnh mới hiểu "LÀ""ỦI" ;-)))
<hohyhung: st, biên tập lại>

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
để đây rảnh nghiên cứu:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. TIẾNG VIỆT CỔ

    Tụi bây đừng bọ lợ cơ hội đọc nọ nhẹ ;PPP
    http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ro-trao-luu-hoc-Nghe-ngu-tren-cong-dong-mang/20114/142669.datviet

    mình thấy có một số từ (phần lớn là động từ) trùng với cách phát âm của người Nam Bộ

    vd:
    Bứt = Bẻ
    Dắc = Dắt
    Hun = Hôn
    Mần = Làm
    Vô = Vào
    Túi = Tối
    Nhứt = Nhất
    Rành = Rất
    (Bọn)bây = Các bạn

    TB: các bạn nên tìm hiểu thêm coi nguồn gốc ngôn ngữ của người Nam Bộ, sẽ thấy có điều hay đó

    (mình cảm giác nhưng chưa có sư phụ để sưu tìm về việc người Nam Bộ sử dụng tiếng Nôm nhiều hơn người Bắc đó)

    Trả lờiXóa
  4. TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI NHẬT:
    -----------------------

    Một người Nhật đi tìm tổ tiên của mình. Anh đi khắp thế giới tìm nhưng vô vọng. Cuối cùng anh đến ga Vinh ở Việt Nam. Anh nghe người ta nói chuyện:
    - Mi đi ga chi?
    - Tau đi ga ni.
    - Ga ni ga chi?
    - Ga chi như ri?
    - Đi ga ni, mi lo ra đi. (nghe thấy tiếng còi hụ)
    - Tau đi nghe mi!
    Anh mừng rỡ reo lên "Đây chính là tổ tiên của người Nhật" rồi quỳ xuống lạy 2 vị tổ tiên kia

    TB: có giả thuyết nói rằng người Nhật có gốc từ Tung Của, nhưng theo nghiên kíu, người Nhật không bao giờ chấp nhận lý thuyết đó, và người Nhật rất ghét Tung Của

    Trả lờiXóa

Bạn có thể nhận xét phía ô trên, NÊN đăng nhập tên nhé! nếu không bạn chọn "ẩn danh" nhưng lưu ý NÊN gõ tên người nhận xét để người khác tiện theo dõi, người nhận xét tự chịu trách nhiệm với nội dung của mình, nhận xét có thể bị xoá nếu không phù hợp./.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...